1) 은/는 nhấn mạnh vị ngữ, 이/가 nhấn mạnh chủ ngữ.
은/는
nhấn mạnh vị ngữ
|
이/가
nhấn mạnh chủ ngữ
|
Vd:
- 이 사람은 남입니다.
Câu
này nhấn mạnh vào vị ngữ 남입니다, ý muốn nói người này tên là Nam, trả lời
cho câu hỏi: người này là ai?
-
저는 베트남 사람입니다.
Câu này nhấn mạnh vào vị ngữ 베트남 사람입니다, ý muốn nói
tôi là người VN (chứ không phải người TQ,
HQ). Trả lời cho câu hỏi: Bạn là người nước
nào?
|
Vd:
- 이 사람이 남입니다.
Câu này nhấn mạnh vào 이 사람, ý muốn nói người này là Nam nè, chứ không phải người kia hay người nào khác. Trả lời cho câu hỏi: ai là Nam?
- 제가 베트남 사람입니다.
Câu này nhấn mạnh vào chủ ngữ 제, Trả lời
cho câu hỏi: ai là người VN?
|
Ví dụ khác:
Lấy bối cảnh trong lớp học, cô giáo chủ nhiệm hỏi học sinh
- 구가 늦게 왔어?
Ai đã đến trễ vậy?
Lớp trưởng trả lời:
- 민수 씨가 늦게 왔어요.
Minsu đã đến trễ ạ.
Như vậy trong câu nói trên cả cô giáo và lớp trưởng đều đang nhấn mạnh vào chủ ngữ 누가 (누구가) và 민수. Là Minsu đến trễ chứ không phải bạn nào khác. Vì vậy dùng 이/가 trong trường hợp này.
Sau đó cô giáo hỏi tiếp:
- 민수 씨가 늦게 왔지?
Minsu đến trễ đúng chứ?
Minsu trả lời
- 저는 늦게 오지 않았어요.
Em không đến trễ ạ.
Đến đây ai cũng biết đang đề cập tới Minsu, câu này không nhấn mạnh chủ ngữ mà nhấn mạnh vị ngữ, ý thể hiện Minsu muốn nhấn mạnh rằng mình không đến trễ, vậy nên dùng trợ từ 은/는.
Trường hợp trong câu có 2 chủ ngữ: 은/는 thường làm chủ ngữ thứ nhất, 이/가 thường làm chủ ngữ thứ 2 trong câu.
은/는
Dùng với danh từ mang ý nghĩa là 'chủ thể lớn' trong câu.
|
이/가
Dùng với danh từ mang ý nghĩa là 'chủ thể nhỏ' nằm trong 'chủ thể lớn'.
|
Vd:
-
이 식당은 김밥이 맛있어요.
Nhà hàng này món Kimpap ngon.
(Chủ thể Kimpap thuộc trong chủ thể nhà hàng. Đặt trong hoàn cảnh gia đình bạn đến nhà hàng, bạn giới thiệu với gia đình rằng ở nhà hàng này có món Kimpap ngon)
|
Vd:
- 김밥은 이 식당이 맛있어요.
Món Kimpap thì ở nhà hàng này ngon.
(Đặt trong hoàn cảnh gia đình bạn muốn ăn Kimpap, bạn muốn thể hiện rằng đối với món Kimpap thì trong số nhiều nhà hàng thì nhà hàng này ngon)
|
Tóm lại: 이/가 là dùng để nhấn mạnh chủ ngữ đó, còn 은/는 giống như là phần dẫn dắt mở đầu của câu nói để tiếp tục trình bày ý chính ở phía sau.
2) Dùng 은/는 khi mang ý nghĩa so sánh, liệt kê.
vd:
- 저는 베트남 음식을 좋아하지만 남동생은 한국 음식을 좋아해요.
Tôi thích món ăn việt nam nhưng em trai thì thích đồ ăn hàn quốc
- 남 씨는 키가 커요. 두안 씨는 키가 작아요.
Nam thì cao, tuấn thì thấp
- 포도는 비싸요. 사과는 싸요.
Nho đắt, táo rẻ
- 남 씨는 밥을 먹고 학교에 가요.
Nam ăn cơm rồi đi học
* 이/가 dùng trong 1 câu đơn cung cấp thông tin bình thường.
vd:
- 남 씨가 학교에 가요.
Nam đi đến trường
- 민수 씨가 도서관에 갔어요.
Minsu đã đến thư viện
- 화의 성격이 좋아요.
Tính cách của hoa rất tốt
- 오늘 날씨가 좋아요.
Thời tiết hôm nay tốt.
3) 이/가 dùng trong trường hợp phủ định (아니다) hoặc sở hữu (있다, 없다).
vd:
- 제가 한국 사람이 아닙니다.
Tôi không phải người hàn quốc
- 이 것은 책이 아닙니다. 공책입니다.
Cái này không phải sách mà là vở
- 저는 돈이 없어요
Tôi không có tiền
- 냉장고 안에 음식이 없어요.
Trong tủ lạnh không có đồ ăn
- 탁자에 리모컨이 있어요.
Trên bàn có điều khiển từ xa.
4) Cấu trúc định ngữ.
* 은/는 thường được dùng với chủ ngữ chính trong câu, còn 이/가 luôn được dùng với chủ ngữ của mệnh đề định ngữ.
vd:
- 지금 제가 먹는 음식은 김치찌개 예요.
Món ăn tôi đang ăn là canh Kimchi.
(음식 là chủ ngữ chính trong câu, 제 là chủ ngữ của mệnh đề định ngữ)
- 어머니가 자주 만드는 음식은 불고기 입니다.
Món mẹ hay làm là món Bulgogi
(음식 là chủ ngữ chính trong câu, 어머니 là chủ ngữ của mệnh đề định ngữ)
* Nếu dùng 이/가 cho chủ ngữ chính trong câu thì cũng không sai, nhưng thường dùng 은/는 hơn.
#Từ khóa tìm kiếm: tiếng hàn nam định, trung tâm tiếng hàn tại nam định, học tiếng hàn ở nam định, ngữ pháp tiếng hàn, Phân biệt 8
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét