Phân biệt với 는데 - vĩ tố thì 는 데 - danh từ phụ thuộc sẽ viết cách ra với động từ phía trước và danh từ phụ thuộc thường đi dưới dạng 는 데에 còn vĩ tố 는데 thì không có 에.
Có 3 ý nghĩa chính:
1.nơi, chỗ, đồng nghĩa với 곳, 장소.
- 갈 데: nơi sẽ đi
- 의지할 데: nơi nương tựa
- 민준이는 들를 데가 있다며 수업이 끝나자마자 빠르게 교실을 나갔다.
Minjun nói là có chỗ cần ghé qua và ngay khi kết thúc buổi học cậu ấy đi nhanh ra khỏi lớp.
- 여행에서 돌아온 지수에게 친구들은 영국에서 가본 데가 어디인지 물어봤다.
Những người bạn hỏi Jisu vừa đi du lịch về những nơi cậu đã đến ở Anh.
- 가: 여기가 유민이가 사는 데야?
나: 아니야. 여기서 좀 더 골목으로 들어가면 나오는 집이야.
A: Chỗ Yumin sống là đâu đấy?
B: Đi vào cái ngõ này là đến nhà rồi.
2. việc, điều, đồng nghĩa với 일, 것.
가르치는 데: việc dạy
돕는 데: việc giúp đỡ
배우는 데: việc học
아는 데: việc biết
읽는 데: việc đọc
- 미국 유학을 가기 전까지 지수는 영어를 배우는 데만 열중했다.
Đến tận trước khi đi du học Mỹ, Jisu đã rất miệt mài học tiếng Anh.
- 민준이가 등산 동아리에 들어온 것은 운동을 하기 위해서가 아니라 사람들을 사귀는 데 목적이 있었다.
Việc Minjun tham gia câu lạc bộ leo núi không phải để tập luyện mà là có mục đích kết bạn,
3.trường hợp, tình huống, đồng nghĩa với 경우, 상황.
막히는 데: khi tắc đường
배고픈 데: khi đói
아픈 데: khi đau
운동하는 데: khi tập thể thao
- 어머니는 손님을 대접하는 데 쓰는 그릇들은 찬장에 넣어 보관하신다.
Mẹ cho những cái bát dùng khi tiếp đãi khách vào chạn để bảo quản.
- 지수는 산에 오르는 동생에게 다친 데에 쓰라며 상비약을 건넸다.
Jisu đưa thuốc dự phòng và bảo người em leo núi hãy dùng khi bị thương.
- 가: 혹시 머리 아픈 데 먹는 약 있어?
나: 아니 다 먹었어. 길 건너에 있는 약국에 가서 사서 먹자.
A: Có thuốc uống khi đau đầu không?
B: Không, tôi dùng hết rồi. Chúng ta hãy đến hiệu thuốc bên kia đường để mua thuốc uống.
-----------------------------------------------
Danh từ phụ thuộc 는 데 rất hoạt dụng đặc biệt hay đi thành các cụm
는 데(에) 도움이 되다/ 효과가 있다: có ích cho việc gì
는 데(에) 반해서 : ngược lại với việc gì
는 (데)에 자신이 있다: có tự tin trong việc gì
는 데(에) 쓰다: dùng cho việc gì
는 데(에) (시간이) 걸리다: mất bao nhiêu thời gian cho việc gì
는 데(에) (돈이) 들다: mất bao nhiêu tiền cho việc gì
는 데(에) (무엇이) 필요하다/ 좋다: cái gì cần/ tốt cho việc gì
#Từ khóa tìm kiếm: phân biệt 는데 - 는 데 , tiếng hàn nam định, học tiếng hàn ở nam định, trung tâm tiếng hàn tại nam định, ngữ pháp tiếng hàn
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét